0938 519 909

Kiến thức tham khảo

Thật hạnh phúc khi ghe tiếng gọi cha, gọi mẹ. Để giúp con nói tốt bố mẹ cần dạy bé tập nói ngay từ khi còn nhỏ. Và dưới đây là một vài gợi ý cho các bậc phụ huynh.

Từ rất sớm trong thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập. Không lâu sau đó, cùng với thính giác phát triển hơn, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ghi nhớ được những giọng nói, giai điệu bài hát và những bản nhạc, những mẩu chuyện quen thuộc mà mẹ thường đọc trong quá trình thai giáo. Chính nhờ điều này, bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi mới chào đời. Vì vậy, n

1/ Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi

Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Người mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con. Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất. Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế. Khi bé lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh khác, như ô, a… bé có thể thở dài, bé bắt đầu nhận thức âm thanh được phát ra như thế nào… Những bước đầu tiên để dạy bé tập nói sẽ bao gồm:

  • Hát cho bé nghe
  • Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt
  • Dành cho bé những khoảng thời gian yên lặng: Điều này giúp tạo cho bé khoảng không để tự tạo ra những âm thanh của riêng mình.

2)Từ 4-6 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như baba, ma ma, ya ya, đa đa… Bé có thể phản ứng khi mọi người gọi tên mình, thường lúc này bé được 6 tháng tuổi. Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người. Bé cố gắng sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra tiếng. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

  • Giao tiếp bằng mắt: Bế bé, dịu dàng nhìn vào mắt bé và trò chuyện về bất cứ chủ đề gì bạn muốn.
  • Mỉm cười với bé khi đang nói chuyện.
  • Bắt chước lại tiếng bập bẹ ê a của bé
  • Khuyến khích bé bắt chước âm thanh của bố mẹ bằng cách lặp đi lặp lại cho bé nghe và làm theo.

3/ Từ 7-12 tháng tuổi

Ở tháng này bé bắt đầu bập bẹ theo âm thanh mà bé nghe được và cố gắng bắt chước. Vì vậy, ở giai đoạn này mẹ đọc sách hoặc kể chuyện hay nói chuyện nhiều với con giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

  • Chơi cùng bé những trò chơi đơn giản kết hợp đọc thơ/ đồng dao có vần điệu. Ú òa chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho giai đoạn này.
  • Chơi trò soi gương: Chỉ vào bé và bóng mẹ trong gương và giới thiệu cho bé tên của mình và tên mẹ.
  • Chơi trò giới thiệu tên đồ vật, con vật trong nhà.

4/ Từ 13-18 tháng tuổi

Lúc này bé đã biết nói một hay nhiều từ ngữ ghép lại thành câu với mọi người xung quanh. Bé đã biết ý nghĩa của từ ngữ và thậm chí có bé đã biết dùng từ chính xác trong các tình huống và biết lên xuống giọng tùy vào ngữ cảnh. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tập ngôn ngữ cử chỉ: Chẳng hạn, khi mẹ không muốn bé làm gì, hãy nói “không không” kèm theo lắc lắc đầu hoặc lắc bàn tay. Khi mẹ nói “bai bai” hãy kèm theo vẫy bàn tay để giúp bé học các ngữ nghĩa đi cùng cử chỉ.
  • Dạy bé các từ đơn: Những từ đầu tiên mà con nói thường là danh từ chỉ người, con vật, đồ vật mà bé thường tiếp xúc như ba, mẹ, bà, ghế, bàn, chó, gà, hoa, sữa…
  • Dạy bé các từ chỉ trạng thái: Bé có thể học được thế nào là đau, ngứa, nóng, lạnh…
  • Dạy bé về màu sắc: Ở lứa tuổi từ 18 tháng, mẹ có thể chỉ cho bé về sự khác nhau của màu sắc.
  • Dạy bé về các bộ phận cơ thể: Đây là lứa tuổi bé tự khám phá bản thân rất nhiều. Mẹ có  thể dạy con phân biệt đầu, mắt, cổ, mũi, miệng…

 

tham khao 08

 

5/Từ 19-24 tháng tuổi

Lúc này vốn từ vừng của bé đã nhiều lên, bé có thể nói khoảng 50 từ, khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển. Lúc này, bé thường lắng nghe, chú ý để học hỏi từ mới mỗi ngày từ những người xung quanh. Giai đoạn này, bé đã biết nói cụm từ gồm hai, ba từ như ba ơi, mẹ ơi, cô ơi… Tuy nhiên lúc này, bé chưa biết sắp xếp từ cho đúng như “mẹ ẵm ơi” thay vì “mẹ ơi ẵm”, vì vậy, mẹ cần dạy bé chỉnh sửa cho đúng. Những bước dạy bé tập nói thích hợp cho giai đoạn này:

  • Dạy bé về các hoạt động: Tuổi này, bé thích bắt chước các hoạt động của bố mẹ và thích “giúp đỡ”. Mẹ có thể phân cho bé một số nhiệm vụ nhỏ như “cất đồ chơi”, tự “uống nước”, tự “măm măm”. Mỗi khi chỉ cho bé một hoạt động nào, bạn hãy nhấn mạnh và lặp đi lặp lại từ ngữ để bé ghi nhớ.
  • Dạy bé bài hát ngắn: Tùy theo nhịp phát triển riêng, bé có thể hát được các bài hát thiếu nhi đơn giản hoặc không.

6/Từ 25-36 tháng tuổi

Giai đoạn này bé bắt đầu nói rành rọt, bé biết cách xưng hô, biết xưng con và gọi ba mẹ. Đây là giai đoạn vốn từ vựng của bé tăng lên đáng kể. Thậm chí, bé có thể ghép từ thành những câu đơn giản để nói chuyện với mọi người. Bé có thể nói ra mong muốn của mình, và bé bắt đầu thắc mắc, bình luận, lý lẽ hất sức ngộ nghĩnh. Một số gợi ý về việc dạy bé tập nói trong giai đoạn này:

  • Dạy bé nói đầy đủ tên của mình
  • Hỏi bé về số lượng, màu sắc, tên con vật, đồ vật
  • Hỏi bé những câu hỏi mở: Để giúp bé phát triển khả năng tự suy nghĩ, hãy hỏi con những câu như “đây là cái gì vậy”, “con gà màu gì nhỉ”, “chú kiến đi đâu”
  • Chơi trò giả bộ, đóng giả: Những trò chơi này cực kỳ hữu ích trong việc phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của bé.

 

GO UP FAMILY được trang bị cơ sở vật chất hoàn toàn mới, hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho trẻ trong thời gian học tại trung tâm bao gồm:

Khu tâm vận động bao gồm các học cụ chuyên dụng để trẻ vui chơi, hoạt động có chủ đích kết hợp điều hòa giác quan cũng như qua vận động giúp trẻ cải thiện hành vi. Mỗi ngày các em sẽ có các khung giờ học tại đây dưới sự hỗ trợ của các giáo viên tâm vận động giúp các em thông qua các bài tập để giải tỏa các gút mắc, rối nhiễu tâm lý của các em.

Phòng tư vấn, kiểm tra & đánh giá là nơi phụ huynh, bé và chuyên viên tâm lý của Go Up tìm hiểu, trao đổi các vấn đề về tâm lý cũng như quá trình phát triển ngôn ngữ, vận động của trẻ để từ đó soạn ra lộ trình học phù hợp và dành riêng cho bé, giúp tận dụng thời gian học và giúp bé phát triển nhanh chóng.

Phòng can thiệp theo nhóm với không gian thoáng mát cùng học cụ thích hợp với các buổi học phát triển ngôn ngữ và tương tác hai chiều; đặc biệt phù hợp cho các bài tập rèn luyện cách ứng xử, giao tiếp xã hội.

Phòng học cá nhân với không gian riêng cho các bài tập chú trọng phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi, cải thiện khả năng ngôn ngữ đồng thời giúp các bé nhút nhát có thể trao đổi, tương tác với giáo viên. Đặc biệt phòng còn trang bị máy mát xa giúp kích thích, điều hòa giác quan của trẻ.

Khu vực ngoài trời với sân cỏ rộng rãi, sân cát mịn hướng đến các hoạt động ngoài trời cũng như phối hợp với các bài tập tâm vận động giúp tăng cường hiệu quả buổi học và tăng thêm niềm vui thích của bé sau mỗi ngày học.

Hệ thống camera ra quan sát cùng đội ngũ giám sát các hoạt động của bé và cô trong suốt ngày học.

TỔNG QUAN

Sample image


co so vat chat 02
 


PHÒNG TÂM VẬN ĐỘNG

 
 


PHÒNG HỌC

 
 
 
 
 

Hãy liên hệ với Go Up Family để đặt lịch hẹn tham vấn tâm lý cho trẻ tại Tp. Hồ Chí Minh tại địa chỉ bên dưới hoặc bấm vào đây để chat trực tiếp với nhân viên tư vấn.