Chăm sóc trẻ tự kỷ cần phải kiên trì. Đây là một sự thách thức với các bậc phụ huynh, nếu không kịp thời quan sát sẽ dễ xuất hiện các hành vi khác và trầm trọng hơn.
1. Tự kỷ là gì?
Tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng được gọi là tự kỷ. Bệnh khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và có diễn biến kéo dài.
Tự kỷ là chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về giao tiếp ( ngôn ngữ và phi ngôn ngữ). Tự kỷ được cho là bệnh lý của não vì có sự rối loạn phát triển thần kinh do có sự xuất hiện của các gen bất thường. Hiện nay trẻ có dấu hiệu tự kỷ đang tăng lên rất nhiều.
2. Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tự kỷ
Chậm nói có thể là dấu hiệu sớm của trẻ bị tự kỷ
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ vô cùng quan trọng trong việc điều trị và giúp đỡ trẻ khỏi bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ tự mình cách ly khỏi mọi người, tự cô lập bản thân và gây nhiều tác hại cho trẻ.
Các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tự kỷ gồm:
- Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bị tự kỷ, khi gọi tên trẻ, có thể trẻ không quay lại.
- Đối với trẻ em 18 tháng tuổi chậm nói, có thể dùng cử chỉ, điệu bộ hoặc diễn tả qua nét mặt thay cho việc trò chuyện.
- Đối với trẻ em 18 tháng tuổi bị hạn chế trong việc lặp đi lặp lại những thứ đã được nghe hoặc những thứ vừa được nói.
- Trẻ em 24 tháng tuổi có thể không giao tiếp qua mắt, không nói được câu 2 từ hoặc chưa nói rõ.
- Trẻ em 16 tháng tuổi chưa thể nói từ đơn.
- Trẻ em 12 tháng tuổi không tập nói bập bẹ.
- Trẻ em 12 tháng tuổi chưa biết chỉ ngón tay, và không có những cử chỉ điệu bộ phù hợp trong giao tiếp.
- Ở bất kỳ lứa tuổi nào, trẻ em bị mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp xã hội.
- Trẻ bị tự kỷ thường để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới những người xung quanh, không để ý đến thái độ của người khác, chỉ muốn làm theo ý thích của bản thân.
- Khi trẻ chậm nói hoặc có thể đã nói được nhưng sau lại không nói. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất để nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em chính là chậm nói.
Khi gặp vấn đề không vừa ý, do trẻ không biết nói hoặc không thể giữ bình tĩnh. Trẻ thích thu hẹp mình, chơi theo cách chơi đơn điệu...Khoảng trên 70% trẻ em bị tự kỷ có những biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm. - Với những trẻ có thần kinh nhạy cảm sẽ có một số biểu hiện như sợ khi nghe tiếng to, sợ ánh sáng, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, bị cuốn hút bởi âm thanh quảng cáo...
- Với trẻ em có thần kinh kém nhạy cảm sẽ có những biểu hiện sau: hay sờ đồ vật, thích được ôm chặt, ném hoặc tạo ra tiếng động...
- Một số trẻ tự kỷ lại có khả năng ghi nhớ rất tốt, biết đọc chữ sớm, thuộc nhiều bài hát....nên nhiều bậc phụ huynh lại cho rằng trẻ quá thông minh.
Trẻ bị tự kỷ sẽ trở lại hòa nhập với xã hội và phát triển bình thường nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Khi có các dấu hiệu như trên, cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia nhằm sớm tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Hiện nay, chưa có phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán bệnh tự kỷ, chính vì vậy, sự quan tâm chú ý của gia đình dành cho trẻ là vô cùng quan trọng.
3. Một vài nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ em
Bệnh tự kỷ có tính di truyền
Hiện nay, chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tự kỷ, tuy nhiên theo các chuyên gia, gen di truyền và sự tác động của môi trường có liên quan tới bệnh tự kỷ.
- Do gen di truyền, bệnh tự kỷ có tính di truyền, chính vì thể trẻ em có thể mắc bệnh này từ cha mẹ.
- Do yếu tố sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai, mẹ mang thai khi đã nhiều tuổi, khi trong bụng mẹ, trẻ mắc bệnh và bị ảnh hưởng đến não...
- Do các chứng bệnh khác như hội chứng Down, bại não...
Chặng đường chiến đấu với bệnh tự kỷ là rất khó khăn và rất dài, tuy nhiên không phải là không thể hồi phục, vì vậy các bậc phụ huynh hãy bên con nhiều nhất có thể để giúp con sớm hòa nhập với bạn bè.